Những điều chưa kể về “xóm nghèo” giữa Làng đại học Thủ Đức

Ít ai biết được có “xóm nghèo” giữa Làng đại học bên cạnh KTX hiện đại nhất Đông Nam Á. Nơi đây nằm cách ngã tư Quốc Phòng vài trăm mét. Chỉ cần đi xuyên qua cánh rừng bị cháy vì nắng nóng, sâu thêm vài bước là sẽ thấy.

Lối đi gồ ghề sỏi đá đến “xóm nghèo” giữa Làng đại học

Đường vào “xóm nghèo” giữa Làng đại học nằm trong khu vực phường Đông Hòa, kết cấu đất chỉ gồm một lớp đất mỏng bên trên, bên dưới là đá tảng. Nhiều đơn vị vào khai thác đã để lại những hồ đá rộng lớn với độ sâu vài chục mét. Lâu ngày, nước mưa đọng lại. Có lối mòn chỉ đủ lọt bánh xe máy, đi lại vô cùng vất vả.

Hiện nay, tình trạng khai thác đá đã chấm dứt. Những người làm nghề đá đã tản mạn khắp nơi. Họ vào khai thác đá và dửng dưng ra đi bỏ lại những tàn tích mà họ đã gây ra cho những người dân sống ở đây. Khi đơn vị khai thác giải thể, họ không có nơi cư trú nên dựng nhà ở đây làm chốn dung thân. Còn đơn vị khai thác thì không đối hoài đến việc đền bù hay quy hoạch lại. Có những người dân thì không chịu nổi cảnh cơ cực nên đã đi nơi khác để sinh sống, có những người thì tiếp tục ở lại nương nhờ tạm bợ.

Xem thêm  Những nỗi khổ không ai hiểu rõ bằng sinh viên?

Những ngôi nhà xiêu vẹo

Những chiếc chòi tạm bợ

Dạo quanh xóm, sẽ thấy không có nổi một căn nhà nào còn nguyên vẹn. Đa phần những nhà ở khu vực bãi đá mỗi lần bắn đá, đá văng trúng, sẽ thủng mái, gãy cột, hư nát. Có nhà rách, có nhà mái tôn cũ kỹ rỉ sét. Có nhà cửa mở, nhà cửa đóng, trông rất ảm đạm. Duy chỉ có bầy chó mập tầm 20 con cất giọng sủa vang trời mỗi lúc có người lạ vào. Điều này mới có thể giải vây được bầu không khí tối tăm này.

Xem thêm ~>Hồ Đá Làng đại học từ đâu mà có

Những mảnh đời cơ cực sống cuộc sống không điện, nước

Ở đây, từ khi đơn vị giải thể, người dân phải sống trong tình trạng không điện không nước. Ban đêm đốt đèn dầu. Để có nước tắm giặt thì phải đi khá xa, đến khu vực ngày xưa khai thác đá mà lấy nước vì giờ nó đã thành “hồ chứa nước mưa”. Còn nước uống thì phải mua từng can 20 lít.

Cảnh sống không đèn điện

Trước đây, khi mỏ đá còn hoạt động, cả xóm có đến vài chục căn nhà. Những người dân ở đây sẽ sinh sống chủ yếu bằng nghề thợ làm đá. Nhưng khi mỏ đá đóng cửa thì mọi người tản ra đi làm những công việc khác. Có người thì bán vé số, có người thì chạy xe ôm. Tìm nhiều công việc để làm miễn là có tiền.

Xem thêm  Đại học Bách Khoa TPHCM (HCMUT)

Tiền kiếm được bao nhiêu thì mang về lo bữa ăn hàng ngày, lấy đâu ra dư giả mà đi sang nơi khác mua nhà để sống. Cuộc sống thiếu thốn, cơ cực cũng là lúc nhiều biến cố xảy ra. Vợ thì bỏ đi, bố phải gà trống nuôi con. Rồi có đứa theo bè bạn bê tha bỏ học, có đứa đi theo các tệ nạn xã hội. Ốm đau không có tiền chạy chữa thuốc men, chết dần chết mòn cả về thể xác lẫn tinh thần.

Mặt khác của một thành phố phồn hoa

Thế mới thấy, giữa một Sài Gòn phồn hoa này, không chỉ có những ngôi nhà cao tầng, mà đâu đó vẫn có những khu dân cư nghèo nàn khác mà xóm nghèo trong làng đại học Thủ Đức là điển hình. Không phải là những con người này không muốn đi nơi khác để sống mà đơn giản là biết đi đâu bây giờ! Sài Gòn tráng lệ ngoài kia còn đất đâu để họ sống, rồi lấy tiền đâu ra để sinh hoạt. Có trách là trách cái nghèo cứ đu bám hoài.

Tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để cập nhật thêm nhiều tin tức hàng ngày dành cho sinh viên các bạn nhé! 

Nguồn: Doanh nghiệp Việt Nam

Cẩm nang sinh viên

#langfvn

Để lại bình luận
(Ghé thăm 47.075 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]