TOP 5 điều khác biệt giữa môi trường Đại học và Cấp 3

Bước vào môi trường Đại học, sẽ có nhiều bạn lúng túng và tò mò không biết nó sẽ khác gì so với môi trường THPT, liệu mình có thích ứng được không? Nhưng cũng sẽ có nhiều bạn mang trong mình cảm xúc hào hứng và mong đợi vì nghe các anh chị tiền bối bảo học Đại học “sướng lắm”.

Vậy thì muốn biết là có sướng và vui thật không thì hãy đọc qua top 5 điều mà mình cho là khác biệt nhất giữa hai môi trường này ngay sau đây nhé!

1. Thời gian học, môn học ở môi trường Đại học

Quãng thời gian học cấp 3 bạn phải cày ngày cày đêm từ T2 đến T7. Thậm chí chủ nhật còn phải đi học thêm. Đa số các bạn đều đi học theo tâm lý đám đông, thấy bạn bè đi học thêm ở đâu thì mình đi theo vì sợ không bằng chúng bạn. Còn  ở môi truòng Đại học, bạn sẽ chỉ học theo tín chỉ, thời gian linh động. Bạn có thể tự xây dựng cho mình 1 thời khóa biểu riêng dựa trên các lịch đã được sắp sẵn của nhà trường. Và thời khóa biểu sẽ càng theo ý bạn nếu vào ngày đăng kí môn wifi nhà bạn cực mạnh và đặc biệt là bạn không được ngủ quên. Thời gian học cũng không dày đặc như cấp 3. Sẽ có ngày bạn chỉ lên trường 1 buổi, hoặc ngày đó có khi còn không có lịch học. 

Các môn học ở cấp 3 thì khá là cơ bản thôi còn ở đại học thì sẽ có các môn nâng cao hơn, chuyên sâu hơn, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống nhiều hơn. Một môn ở cấp ba được học trong một tiết 45’, nó kéo dài từ đầu năm học đến hết năm học. Còn một môn ở đại học thì học trong một buổi 3 tiết, tùy theo số tín chỉ mà kéo dài từ 1-2 tháng rồi kết thúc.

Xem thêm  Top các quán lẩu chay Làng đại học ngon nức tiếng

2. Sự tự do

Sẽ rất khác với thời cấp ba, mỗi lần bạn trốn học hay đi học trễ đều sẽ bị ghi tên vào sổ đầu bài hay nộp tiền phạt. Và mỗi kỳ họp phụ huynh thì tên bạn lại được “nêu gương”. Còn ở đại học thì không có sự tồn tại của sổ đầu bài. Bạn có đi học trễ hay nghỉ học thì đa phần các thầy cô đều không quan tâm.

Một lớp học ở đại học có khi có cả hơn 100 sinh viên, thầy cô quản làm sao hết nổi. Và vì thế cũng không có họp phụ huynh. Nói tới điểm khác biệt này, không phải ý muốn nói các bạn khi không bị ai quản thúc thì có thể trốn học đi chơi thoải mái mà là để các bạn nhận ra rằng môi trường đại học đề cao sự tự giác và bạn phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống, tương lai của mình, đừng để bị sa ngã.

Việc ăn mặc cũng thoải mái hơn. Bạn sẽ chào tạm biệt những chiếc áo dài trắng thướt tha hồi cấp 3, hay những bộ đồng phục áo trắng, quần xanh mặc từ T2 đến T7,.. thay vào đó là lối ăn mặc free-style.

Lớp học ở giảng đường đại học cũng không gò bó việc bạn sử dụng điện thoại hay laptop trong giờ học như cấp 3.

3. Cách học

Ở cấp ba thì còn có nhiều giáo viên viết bài trên bảng hoặc là đọc để học sinh chép lại và nhiệm vụ của học sinh là đọc thuộc lòng từng câu từng chữ. Ở đại học thì khác, lượng kiến thức là cực kỳ lớn, nhiều giáo viên chỉ đứng nói và chiếu slide bài giảng nhanh như một cơn gió. Một chương bài giảng bạn hoàn toàn có thể học xong trong một buổi 3 tiết học. Giảng viên ở đại học cũng cực kì cởi mở và sẵn sàng tranh luận với sinh viên nếu có bất kì thắc mắc nào.

Xem thêm  Trải nghiệm khó quên của thế hệ 2k1, 2k2

Cách học ở đại học còn đề cao việc hoạt động nhóm. Bạn sẽ thấy đa phần các môn học đều sẽ có các nhóm, có việc thuyết trình và làm tiểu luận. Lớp học đông sinh viên cho nên việc thể hiện cá nhân sẽ tốn khá nhiều thời gian cho việc chấm bài của giáo viên. Vì thế họ luôn khuyến khích các bạn học nhóm, làm nhóm. Vậy nên hãy chủ động kết nối và lập cho mình một nhóm học tập phù hợp nhé.

4. Đa dạng ngôn ngữ

Một lớp học ở giảng đường đại học thường rất đông sinh viên đến từ nhiều vùng miền, tỉnh thành khác nhau. Ngôn ngữ nói chuyện cũng sẽ vì thế mà khác nhau. Không chỉ có các bạn sinh viên mà còn có giảng viên. Bạn sẽ được phổ cập nhiều ngôn ngữ mới. Nhiều lúc không nghe kịp chúng bạn nói gì hay thầy cô giảng gì thì đó cũng là điều dễ hiểu. Đừng quá thiếu nghị lực, bạn phải tiếp thu và dần dần rồi sẽ quen thôi.

5. Hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ

Ở môi trường đại học có cực kì nhiều các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa. Các CLB hoạt động rất sôi nổi và thường xuyên tuyển tân thành viên. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều hoạt động ngoại khóa do Thành đoàn TP.HCM hay Hội Sinh Viên VN tổ chức như: Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh,.. Khi mới vào năm nhất đại học bạn cũng nên đăng ký tham gia vào các CLB để có thể làm quen với nhiều bạn mới, có những trải nghiệm thú vị hơn ở đại học, học hỏi nhiều kỹ năng trong cuộc sống.

Xem thêm  Những nhầm lẫn về Làng đại học mà ai cũng mắc phải

Dù môi trường đại học hay cấp 3 có những khác biệt như thế nào thì đó cũng là những quãng đời đẹp nhất của thời học sinh – sinh viên. Sẽ có những khoảnh khắc ở đó mà cho tới khi bạn tốt nghiệp, ra đường đời và lao vào cuộc sống mưu sinh bạn sẽ mãi không thể tìm lại được. Dù có những khó khăn về áp lực học tập, nỗi nhớ nhà hay mặc cảm, tự ti gì đi nữa thì cũng hãy nỗ lực hết mình làm quen với nó, đối diện với nó và vượt qua nó. Mở rộng phạm vi an toàn của bản thân, tham gia các hoạt động và kết bạn với mọi người xung quanh.

Đừng để khoảng thời gian quý báu này vụt qua rồi mới cảm thấy hối hận và phải nói “giá như”!

Tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để cập nhật thêm nhiều tin tức hàng ngày dành cho sinh viên các bạn nhé!

Cẩm nang sinh viên

#langfvn

| Bài viết liên quan:

Để lại bình luận
(Ghé thăm 12.945 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]