Gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ trộm cướp tại khu vực Làng Đại Học. Trước khi đến với giải pháp phòng tránh nạn trộm cướp, hãy nhìn qua tình hình phức tạp hiện tại.
Đọc phần 1: CẢNH BÁO về nạn trộm cướp cuối năm ở Làng đại học
Khu vực Làng Đại Học luôn là một khu vực nhạy cảm, nằm giáp giữa ranh giới của TP. HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Nơi này luôn được bị đặt dấu hỏi lớn về tình hình an ninh, đặc biệt là nạn trộm cướp vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm mà các đối tượng xấu ngày càng tinh vi cũng như nguy hiểm hơn gây thiệt hại về sức khỏe, vật chất của sinh viên và người dân.
Dù đã không có ít người có kinh nghiệm cảnh báo về nạn trộm cướp ở các khu vực nhạy cảm cũng như chia sẻ các biện pháp nhằm phòng tránh. Tuy nhiên, mức độ nhận thức của sinh viên chưa cao cũng như các đối tượng xấu ngày càng “nguy hiểm” và “tinh vi” hơn khiến trong tháng 10 và tháng 11 năm nay đã diễn ra rất nhiều vụ trộm cướp tài sản. Và đối tượng mà bọn chúng nhắm tới chính là sinh viên chúng ta.
Vậy sinh viên chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh nạn trộm cướp? Dưới đây là một số giải pháp/ cách phòng tránh nạn trộm cướp mà các bạn sinh viên có thể tham khảo nhé.
1. Luôn cẩn thận, cảnh giác
Các đối tượng xấu hiện nay rất manh động, bọn chúng luôn lợi dụng những giây phút lơ là, mất cảnh giác của chúng ta để thực hiện hành vi trái phạm luật. Các đối tượng xấu hiện nay rất manh động, bọn chúng luôn lợi dụng những giây phút lơ là, mất cảnh giác của nạn nhân để thực hiện hành vi. Đặc biệt, các trường hợp quên…khóa cổ xe hoặc quên rút chìa khóa xe thì không khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”, một lời mời chào ngon ngọt mà các đối tượng trên không thể nào chối từ.
Vì thế, giải pháp đầu tiên phòng tránh nạn trộm cướp là ý thức bản thân. Hãy luôn cảnh giác, trong tâm trí luôn phải đề phòng mọi hiểm nguy. Bạn chỉ an toàn khi bạn đến nơi thực sự “an toàn”. Bạn sẽ không tượng tưởng được ngoài kia nguy hiểm như nào đâu. Thế nên, hãy rèn luyện cho mình ý thức giữ gìn tài sản bản thân, tập cho mình thói quen cẩn thận đi đỗ xe, khóa xe…Đừng chủ quan gọi mời các đối tượng xấu cướp tới thăm bạn nhé.
2. Hãy để xe ở nơi an toàn
Nếu một tên trộm nhìn thấy một nơi có bảo vệ an toàn, ắt hẳn là bọn chúng không dám màng tới nơi đấy, vì thế khả năng cao là bạn sẽ dễ dàng bảo vệ được tài sản của mình.
Nếu cần phải để xe thì hãy ưu tiên những nơi có bảo vệ (thường là các bác mang trang phục hoặc chính nhân viên quán), đồng thời trang bị thêm khóa xe, hoặc mượn ổ khóa của cửa hàng (nếu có) để khóa đồ đạc cho chắc cú. Khi đấy, khả năng mất đồ của bạn sẽ giảm đi rất nhiều.
Quay trở lại khu vực chúng ta, với điểm nóng là nhà Văn hóa Sinh Viên, một nơi các bạn thường “tự nhiên” và thoải mái để xe ở trước cổng, hoặc ngay dưới bậc thềm thay vì để trong nhà xe ở dưới tầng hầm trang bị đầy đủ camera an ninh cũng như thẻ quẹt xe. Và chính vì thế không ít vụ mất xe đã diễn ra tại khu vực này.
3. Luôn để xe trong tầm mắt của mình
Những khu vực bóng tối, góc khuất chính là bạn thân của các đối tượng xấu.
Đi uống cafe, đi ăn hay đi mua đồ thì hãy để xe ở những vị trí dễ quan sát hoặc cạnh các lực lượng bảo vệ an ninh – một ví trị dễ nhìn, ngay trong tầm mắt mình thì các đối tượng xấu không thể lộng hành được. Nếu chúng có hành động thì các bạn sẽ dễ dàng phát hiện hành vi mờ ám của chúng mà kêu gọi mọi người giúp sức giải quyết.
4. Sử dụng các loại khóa
Dù một sự thật rằng các loại khóa hiện nay như khóa đĩa, khóa bánh, khóa càng…đều có thể mở khóa được, song vẫn cần khá nhiều thời gian để có thể bẻ khóa được chúng. Biết đâu đấy lại là một khoảng thời gian vàng để chúng ta có thể phát hiện và giữ được tài sản của mình.
5. Trang bị các thiết bị báo động, chống trộm
Hiện tại các dòng xe máy mới hầu như đã được trang bị thiết bị chống trộm, tuy nhiên các dòng xe cũ (mà không ít sinh viên đang dùng) thì lại không.
Vậy nên việc trang bị thiết bị chống trộm riêng cho các loại xe này là vô cùng cần thiết, giá cũng tương đối là hạt dẻ, chỉ giao động trong khoảng từ 150 trăm nghìn đến 1 triệu. Rẻ hơn rất nhiều so với giá trị của một chiếc xe phải không?
6. Đừng đi một mình, ít người vào buổi tối vắng vẻ:
Đặc biệt là các cung đường vắng vẻ ít người như:
- Ngã Tư Quốc Phòng
- Cung đường Con Dốc Tình Yêu – Nhà khách ĐHQG – trước KTX khu B
- Sau KTX khu A…
Lũ cướp lợi dụng trời tối, đường vắng vẻ ra tay thật nhanh sau đó chạy trốn trong sự ngỡ ngàng của nạn nhân.
Đối với các bạn đi làm, đi học về khuya: Hãy đi theo nhóm hoặc đi những cung đường có nhiều người đi qua hơn, và đặc biệt hạn chế đi qua các con đường nguy hiểm kể trên. Đừng vì một chút “nhanh” để “mất” đi tài sản, và thậm chí là tính mạng của bản thân.
7. Nếu lỡ như bị trộm cướp tài sản thì sao?
Đầu tiên, hãy bình tĩnh. Sau đó các bạn có thể gọi điện đến số điện thoại của các cơ quan chức năng:
- SDT của Công An Dĩ An: (0274)2473579.
- SDT của 0974131709 và 0931883119.
Trong trường hợp mất xe, các bạn có thể liên hệ ngay cho đội săn bắt cướp TP. Thủ Đức, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh:
1) Đội Săn Bắt Cướp TPHCM
- Số điện thoại: 0911.22.53.53
- Địa chỉ: Thành phố Hồ Chí Minh
- Facebook: Đội Săn Bắt Cướp TPHCM
- Nhiệm vụ: Phòng chống tội phạm trên địa bàn TPHCM.
2) Đội hiệp sĩ TPHCM
- Số điện thoại: 0922.13.13.13
- Địa chỉ: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nhiệm vụ: Hỗ trợ người dân gặp nạn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
3) Đội PCTP Quận 9
- Số điện thoại: 0367.422.623
- Địa chỉ: Số 10, Xa Lộ Hà Nội, Hiệp Phú, Quận 9, TP.HCM
- Facebook: Đội PCTP Quận 9
- Nhiệm vụ: Hỗ trợ người dân và phòng chống tội phạm trên địa bàn quận 9.
4) Đội hiệp sĩ SBC Bình Dương – Nguyễn Thanh Hải
- Số điện thoại: 091.378.5858
- Địa chỉ: Bình Dương
- Facebook: Đội hiệp sĩ SBC Bình Dương Nguyễn Thanh Hải
- Nhiệm vụ: Phòng chống tội phạm nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
5) Đội PCTP Dĩ An – Bình Dương
- Số điện thoại: 0908.997.398 và 0948.757.374
- Địa chỉ: Bình Dương.
- Nhiệm vụ: Phòng chống tội phạm nguy hiểm trên địa bàn huyện Dĩ An.
6) Biệt đội SBC Biên Hòa – Đồng Nai
- Số điện thoại: 0933.648.113
- Địa chỉ: Đồng Nai Facebook: Đội SBC Biên Hòa – 0933.648.113
- Nhiệm vụ: Phòng chống tội phạm nguy hiểm trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
(Tham khảo thông tin từ Lê Đức – Hội những người ở KTX khu B)
Tiếp theo, hãy đăng lên kêu gọi cộng đồng mạng hỗ trợ. Một số group facebook có lượng tương tác cao như: Ký túc xá khu B, sinh viên ĐHQG TPHCM,…Đừng quên lên các trạm an ninh để trình báo vụ việc.
Vì ở khu vực Làng Đại Học rất phức tạp, nếu trình báo, hành động chậm sau 2 – 3 tiếng thì cơ hội tìm lại tài sản dường như bằng không. Thế nên hãy ghi nhớ những điều trên để hành động thật nhanh.
8. Lời kết:
Làng đại học Thủ Đức luôn là một điểm nóng về vấn đề an ninh, hiện tượng cướp giật tài sản như dây chuyền, túi xách, điện thoại di động…xảy ra thường xuyên. Vậy nên việc nâng cao tinh thần cảnh giác, kết hợp với các biện pháp phòng – chống và thậm chí là phương án xử lý khi sự việc đáng tiếc xảy ra đối với sinh viên là một điều vô cùng cần thiết.
Hãy ghi nhớ những nguyên tắc trên, tuyệt đối không lơ là và lưu các đầu số/hotline cần thiết để đảm bảo từ a – z an toàn cho bản thân nha!
Tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để tìm hiểu những khuyến mãi dành cho sinh viên các bạn nhé!
| Bài viết liên quan:
- Tân sinh viên chú ý: Những nguy hiểm rình rập trong Làng Đại học
- Những nỗi khổ không ai hiểu rõ bằng sinh viên?
- Tân sinh viên và lối-sống-buông-thả tại KTX