Chú Minh cô đơn bị côn đồ rượt chém, đốt xe!

Ông Nguyễn Văn Minh (59 tuổi, biệt danh Chú Minh Cô Đơn, “hiệp sĩ” ở làng ĐHQG TP.HCM) bị dàn cảnh đốt xe, đốt lều. Người dân, sinh viên cùng các “hiệp sĩ đường phố” chung tay giúp ông miếng ăn, chỗ ở qua cơn hoạn nạn.

Côn đồ đốt xe, đốt lều

Trưa 9.1.2020, khi PV Thanh Niên có mặt tại túp lều trong rừng cây ven hồ Đá, nơi ở của chú Minh, hiện trường vẫn còn tan hoang. Chiếc giường ngủ và đồ đạc của các mạnh thường quân hỗ trợ ông đã cháy thành tro. Miếng vải bạt căng lều cùng các thanh tre làm sườn cũng rách nát, gãy vụn.

Các hội nhóm sinh viên làng Đại học nhanh chóng chia sẻ thông tin vụ việc để giúp đỡ chú Minh
Ảnh chụp màn hình
Chiếc giường ngủ và đồ đạc cháy thành tro

Chú Minh cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 23 giờ đêm 8.1. Khi chú đang ngủ trong lều thì nhận được cuộc gọi của một cô gái nhờ ông ra sửa xe hư giữa đường số 11. Đây là công việc miễn phí chú vẫn thường làm để giúp đỡ sinh viên, người dân trong làng Đại học.

“Cô gái gọi liên tiếp 4 – 5 cuộc nên tôi ngồi dậy, lấy xe máy chạy ra. Con gái một thân một mình, bị sự cố giữa đêm khuya rất tội và nguy hiểm, tôi không thể không giúp. Tới nơi, tôi thấy một nam một nữ đứng đó với chiếc xe tay ga. Xe tay ga tôi không sửa được, nên ngỏ ý sẽ đẩy nhờ ra đâu đó gửi, để sáng mang ra tiệm sửa. Tuy nhiên, tôi vừa nói xong thì bất ngờ cả chục thanh niên từ trong bụi cây cầm mã tấu nhào ra, đuổi chém”, ông kể lại.

Xem thêm  [Học bổng tháng 05/2021] 10 suất Học bổng học IELTS từ 5 - 70 triệu dành cho sinh viên Làng đại học tại Anh Ngữ Zim Thủ Đức

Luôn trong tâm thế đề phòng và có kinh nghiệm săn bắt cướp, ông nhanh chóng lao vào rừng cây và thoát thân. Khi nhóm người bỏ đi, ông quay trở lại thì thấy chúng đã đốt chiếc xe chú cháy bừng bừng.

Đường số 11 là đoạn đường cụt, chưa thông với các tuyến đường khác, rất tối và vắng, nên ông bất lực nhìn chiếc xe cháy rụi. Trong cốp xe có các giấy khen của chính quyền địa phương và các bài báo về ông. Đó là những “giấy tờ tùy thân” duy nhất vì ông không có bất kỳ giấy tờ nào khác.

“Chiếc điện thoại rơi mất khi tôi tháo chạy nên tôi không gọi ai được. Khi tôi đi bộ trở về lều, thì bàng hoàng thấy túp lều cũng đang cháy. Trong lều ngoài đồ đạc, còn có ít tiền trang trải của mọi người giúp đỡ. Tất cả đều bị thiêu rụi. Tôi chạy ra báo một nhà dân, rồi họ giúp tôi báo công an”, chú cho biết.
Nhiều sinh viên, người dân từng được chú Minh giúp đỡ liên tục gọi điện thoại hỏi thăm vì lo lắng cho sự an toàn của ông

Giúp chú Minh Cô Đơn qua cơn khốn khó

Cũng trong sáng nay, nhiều sinh viên và các đội hiệp sĩ trên các địa bàn lân cận cũng tìm đến, thăm hỏi, tiếp sức cho chú Minh. Chị Nguyễn Thị Hiệp (30 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức), chủ một quán cà phê cạnh Nhà khách ĐHQG TP.HCM cũng hỗ trợ chỗ tạm trú, cơm nước cho ông trong những ngày khó khăn này.

“Trước nay, vợ chồng mình ở khu vực này, biết đến những hoạt động nghĩa hiệp của chú Minh, nên cũng mong tiếp sức được phần nào. Trước nay, các máy bơm, dụng cụ sửa xe miễn phí của chú vẫn gửi ở quán mình hằng đêm. Mình cũng hay nấu cơm cho chú ăn cùng, chỉ mong chú luôn khỏe mạnh để tiếp tục giúp đời. Đêm qua chú gõ cửa giữa đêm báo tin, nhìn chú mặt mày xanh lè, mình muốn rơi nước mắt”, chị Hiệp chia sẻ.
Đông đảo anh em “hiệp sĩ” đường phố ở các khu vực lân cận tìm đến thăm hỏi, hỗ trợ ông Minh

Bạn Võ Hoàng Đức Khoa (sinh viên năm nhất trường ĐH Công nghệ Thông tin) cùng bạn bè cũng tìm đến hỗ trợ chú một số tiền.

Xem thêm  UAE hủy diệt Malaysia ở vòng loại World Cup, diễn biến bảng G càng thêm khó cho Việt Nam

“Tụi mình từng 2 lần được chú giúp sửa xe, vá xe miễn phí giữa đường, nên rất quý chú. Nay nghe tin chú gặp nạn, dù còn là sinh viên không dư dả gì, nhưng được phần nào hay phần đó. Một bữa cơm cũng rất cần cho chú lúc này”, các bạn sinh viên tâm sự.

Như phóng sự từng đăng tải trên Thanh Niên Online, chú Nguyễn Văn Minh còn được biết đến với các biệt danh “Minh Cô Đơn”, “Minh Lang Thang”, “người rừng”,… Ông có một cuộc sống lang bạt, màn trời chiếu đất, không quê quán, không người thân, không giấy tờ tùy thân, vì thất lạc gia đình vào thời chiến từ khi rất nhỏ.

Mấy chục năm dựng lều sống trong rừng cây ven hồ Đá, ông là một “hiệp sĩ” hầu hết người dân, sinh viên trong làng Đại học đều biết. Ngày ông chạy xe ôm mưu sinh, kiêm luôn công việc bơm vá xe miễn phí cho mọi người. Đêm đến, ông lái xe đi tuần khắp các tuyến đường “nóng” trong làng Đại học, để kịp thời bảo vệ mọi người khi gặp nạn.

Chú từng hỗ trợ, thậm chí tự tay phục kích, bắt quả tang hàng chục vụ cướp giật, các kẻ biến thái gây nguy hiểm cho sinh viên. Rợn người hơn, ông còn giúp vớt xác những người xấu số tử vong dưới hồ Đá “tử thần”.
Sống như “người rừng” ở làng Đại học, nhưng ông Minh từng bắt hàng chục vụ cướp bảo vệ sinh viên
Những bằng khen treo khi túp lều chưa bị cháy

Hành động nghĩa hiệp của “người rừng” Chú Minh Cô Đơn từng được chính quyền địa phương tuyên dương. Trong hai năm 2013 – 2014, nhờ dũng cảm tham gia bắt cướp giật, chú Minh đã được Công an thị xã Dĩ An và Công an tỉnh Bình Dương tặng giấy khen.

Xem thêm  Hà Nội: 2 học sinh lớp 6 sinh đôi đuối nước thương tâm

Năm 2016, chú Minh được tặng giấy khen của Trung tâm Quản lý và phát triển Khu Đô thị Dại học (Đại học Quốc gia TP.HCM) về thành tích xuất sắc trong công tác giữ gìn an ninh trật tự trong khu.

Theo: Thanh niên

| Bài viết liên quan:

Để lại bình luận
(Ghé thăm 279 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]