Bắt đầu cuộc sống sinh viên, không nhiều bạn biết tự chăm lo cho sức khỏe. Hậu quả là để lại nhiều triệu chứng sức khỏe cho sau này về tim, lưng, tay chân…
Và các bạn cũng đổ lỗi do cuộc sống sinh viên khó khăn. Nhưng chính đâu ngờ rằng, lý do chính là do các bạn thiếu hiểu biết và ý thức tự giác còn thấp.
>> Xem lại phần 1 nguy cơ về sức khỏe sinh viên tại đây.
5. Bệnh thời tiết và ô nhiễm:
Ở miền Nam, chỉ có 2 mùa mưa và nắng nên các bạn học tập ở đây dễ chủ quan, hay bị cảm và nhức đầu. Đặc biệt là ở TPHCM, bạn sẽ trải qua một mùa hè cực kỳ nóng bức. Sau đó thì chuỗi ngày mưa nắng liên tục, không ngừng. Sẽ có đôi lúc nắng nhưng 5 phút sau mưa và 30 phút sau lại nắng.
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, ô nhiễm không khí trên đường phố cũng là nguy cơ dẫn tới các bệnh hô hấp, bệnh về mắt. Nhớ luôn chuẩn bị khẩu trang, kính bảo vệ mắt trước khi ra đường!
6. Chớ coi thường “Stress”:
Đối mặt với những áp lực khó khăn, sinh viên nên tìm nơi chia sẻ như gia đình, bạn bè… Giãi bày hết những điều khó nói trong lòng. Có một nơi nương tựa tinh thần lành mạnh là cách để các bạn vượt qua stress một cách hiệu quả.
Nếu stress diễn ra trong thời gian dài, các bạn nên gặp đến bác sĩ tâm lý để được điều trị. Hoặc là tìm kiếm một ai đó tâm sự để vơi đi sự cô đơn và căng thẳng. Hiện nay nhiều bạn còn xem stress là không phải là bệnh nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến những tâm lý xem thường. Mà nếu stress một thời gian dài thì dẫn đến hành động tiêu cực, hậu quả nguy hiểm.
7. Bẫy tình dục:
Sinh viên đang trong độ tuổi sung mãn nên vấn đề sinh lý là vấn đề được các bạn quan tâm hàng đầu. Không ít sinh viên vì tò mò đã vướng vào “bẫy tình dục”. Thái độ dễ dãi, buông thả, chấp nhận “sống thử” trong khi kiến thức về sức khỏe sinh sản còn mơ màng. Không ít trường hợp sinh viên nữ phải đi “điều hòa” dù biết rằng, phá thai có thể gây hại cho sức khỏe sinh sản.
8. Chưa đi khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên:
“Nước tới chân mới nhảy”. Đó là tình trạng của các bạn sinh viên, các bạn ấy phải bị bệnh mới chịu đi khám. Rất nhiều trường hợp do khám trễ, không đi khám thường xuyên gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, việc tuyên truyền và giáo dục thói quen khám định kỳ còn yếu kém. Gần đây, nếu các bạn ở trong ký túc xá thì sẽ được khám định kỳ 1 – 2 lần/ năm.
Xem thêm ~> Con dân miền Trung lũ lụt – nước mắt và cầu nguyện
Qua bài viết, hi vọng các bạn có thái độ nghiêm túc hơn về sức khỏe và duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ bản thân nhé.
Tham gia Group Ăn Chơi Sinh Viên để cập nhật thêm nhiều tin tức hàng ngày dành cho sinh viên các bạn nhé!
#baosinhvienvietnam
| Bài viết liên quan:
- Những vật dụng cần thiết dành cho sinh viên ở Ký túc xá
- Cách phân biệt “trai ngoan” và “trai hư” ở Làng đại học dành cho các chị em
- Tân sinh viên và lối-sống-buông-thả tại KTX