Đã là sinh viên thì chắc chắc ai cũng ít nhất được một lần trải nghiệm đi xe buýt. Không phải tự nguyện đi thì cũng rơi vào trường hợp bắt buộc phải đi. Sẽ có những người dần quen với việc đó, nhưng cũng sẽ có một số người thì có vừa thách vừa cho tiền cũng không dám đi lại lần hai!
1. Chen lấn khi đi xe buýt
Khi đi xe buýt, giờ cao điểm thường rời vào sáng tầm 6h30-7h30, trưa tầm 11h đến 12h30. Có bạn cuốc bộ ra tận bến xe để “phi” lên xe chiếm chỗ trước. Có hôm xe mới xuất phát từ bến ra tới trạm đón đầu tiên thì đã đầy người rồi, có xe nó không thèm dừng đón nữa, có xe thì vẫn cố nhét thêm.
Mấy đứa bạn, trước lúc rủ nhau đi học thì còn nói chuyện thân dữ lắm, đến lúc thấy xe buýt tới thì thân ai nấy lo. Đứa nào cũng thi nhau trèo lên xe, giữ chỗ cho mình thế là tình bạn chấm dứt.
2. Mua vé bằng “tiền polime”
Độ quạo sẽ là 99,99% với những đứa mua vé bằng tờ tiền “polime”. Có hôm tui còn chứng kiến cả cảnh cô xé vé chửi xối xả vào mặt bạn sinh viên kia chỉ vì đưa tờ tiền 50k. Bạn sinh viên ấy lúc đó tái xanh mặt, cũng may có bạn kia đưa hộ 3k :<< Có đứa thì không chịu nổi bị chửi nên quát lại cô thế là xảy ra xung đột, họ cãi cọ mãi cho tới khi bạn đó xuống xe mới thôi.
Còn tui thì biết thân biết phận nên tối nào cũng phải đi đổi tiền lẻ, tìm mọi cách để có tiền lẻ, chuẩn bị sẵn để sáng mai đi xe buýt. Luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu với cô xé vé.
3. Tốc độ lái xe và lạng lách gây choáng váng
Vào giờ cao điểm, đường đông, xe buýt lấn sang làn bên phải dành cho xe máy, xe đạp hoặc thậm chí đi sang làn ngược chiều. Xe đang đi giữa đường, vừa mới xi-nhan đã lao thẳng, tấp sang bên phải, đón sinh viên nhưng kiểu đón hững hờ. Vừa đi vừa giục sinh viên lên nhanh chứ chả muốn dừng xe lại luôn ấy. Có bạn lên xe buýt mà té sấp mặt, đã thế còn bị chửi là đi đứng không cẩn thận.
Mà còn có trường hợp mấy chú tài xế vui tánh lắm cơ. Trên xe chở đầy học sinh, sinh viên nhưng cứ tưởng là không có ai hay sao ấy. Tự cho phép mình đua xe, lạng lách đánh võng với mấy chiếc xe khách khác. Làm mấy bạn trên xe một phen tái xanh mặt.
4. Dựa dẫm lố lăng
Câu chuyện “dựa dẫm” trên xe buýt này được con bạn cùng phòng tui kể lại. Chuyện là sáng đó đi học bằng xe 53, sinh viên đông lắm. Nó không có ghế ngồi nên phải đứng. Đến đứng trụ vững mà nó còn chưa quen dần được thì hôm đó nó còn đèo bồng thêm một bạn nữa cùng tới trường. Không hỏi không rằng, có một cô bé nào đó từ sau lưng dựa hẳn vào người con bạn tui. Sau đó, vịn vào vai, xe cua thì nó ôm hẳn vào eo luôn. Từ lúc bước lên xe cho tới khi xuống trạm con bé không rời bạn tui nửa bước. Làm bạn tui xỉu ngang xỉu dọc mà ngại không dám nói :<< Xuống xe tưởng được cảm ơn để an ủi tâm lý nhưng không, không hề có lời nào.
Đã té nhào đầu vì mấy pha thắng gấp của bác tài xế thì có khi còn phải đỡ thêm một tạ người :<<<
5. Móc túi khi đi xe buýt
Những chuyện về móc túi, biến thái trên xe buýt đã trở thành những thứ được cảnh giác hàng đầu đối với những người đi xe buýt.
Đợt có tin rằng Xe buýt 33 đầy khách từ chỗ linh xuân về tới Nông Lâm thì có bạn sinh viên phát hiện mất điện thoại. Tiếp viên không nói không rằng tóm ngay thanh niên đang đứng gần cửa sổ. Anh chửi thẳng tay và bắt mở túi ra. Đúng là có điện thoại các bạn ạ. Tiếp viên nói đã để ý lâu nay, làm ơn tha cho sinh viên nó còn đi học. Tiền ba mẹ cho chứ không có tiền đâu mà móc túi. Không có điện thoại ba mẹ nó ở dưới quê sao liên lạc được.
Anh nói tha cho thằng móc túi, tới suối tiên thì xuống đi. Thế mà vừa tới Suối tiên, nghe đằng sau tiếng kính vỡ. Anh tiếp viên và tài xế chạy xuống thì tên móc túi đã đứng trên cầu vượt và chỉ nghe tiếng chửi thề.
Sẵn nhắc đến Suối Tiên thì nhớ lại băng đản móc túi có tổ chức ở đây. Băng đản này có cả đàn ông và phụ nữ, dàn dựng cảnh buôn bán hàng, lợi dụng lúc khách lên xe đông thì chen vào cùng và giở trò móc túi, sau đó chuyền sang cho “đồng nghiệp” mình và móc túi trót lọt.
Đợt ấy, công an phải đến dẹp hết mấy quán hàng rong trên đường luôn vì đó đều là dàn dựng của tụi móc túi. Đến nay thì nhóm móc túi này đã được bắt và lãnh án.
6. Lạc trạm dừng, lạc luôn đường đi
Hầu hết những tuyến xe buýt Sài Gòn không có loa thông báo mỗi khi tới điểm dừng. Nếu lỡ ngủ gật trên xe, hay là lần đầu đi thì việc lạc trậm gần như không tránh khỏi. Bạn sẽ phải “méo mặt” chi thêm tiền để bắt tuyến khác mới về được. Không chỉ mất thêm tiền, bạn còn mất thời gian và nhiều cơ hội chỉ vì “chợp mắt chút thôi”. Càng đau lòng hơn là khi tin vào bác tài xế hay cô xé vé, nhờ họ nhắc mình. Cho tới khi thức giấc thì thấy mình đã đi quá xa. Hỏi cô chú sao không nhắc thì lại bị chửi ngược lại là đi xe buýt thì phải biết trạm dừng mà xuống chứ. Đi xe buýt có nhiêu đó mà còn đòi nhắc nhở.
Bị cho xuống một trạm nào đó lạ lẫm thì bắt đầu trở nên bơ vơ, lạc lõng vì không biết phải bắt đầu từ đâu để bắt tiếp xe buýt :<<
Xem thêm ~>Tai nạn xe cộ khu vực Làng đại học
7. Trở thành nạn nhân bất đắc dĩ
Chắc ai cũng đã từng nge tin một nhóm côn đồ bất ngờ chặn xe buýt số 8 trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn trước cổng Gigamall Thủ Đức) rồi chém tới tấp vào kính xe. Một số người bị kính văng trúng mặt.
Thật ra là không có lửa làm sao có khói. Không phải tự nhiên lại đi chặn xe buýt để gây sự làm gì. Mà đơn giản là do mâu thuẫn giữa tài xế với nhóm này trước đó.
Các tài xế xe buýt hay đi xe ngang ngược trên đường, và còn gây sự với mấy xe khác. Cứ nghĩ mình là xe buýt công cộng, ưu tiên, muốn đi sao thì đi nên bị giới giang hồ để ý. Thế là các hành khách trên xe vô duyên vô cớ cũng bị vạ lây.
8. “Con chưa kịp lên/xuống mà chú”
Mấy chú thì sao không biết chứ tui đi xe 33, 53 toàn gặp mấy cô phụ xe thôi. Mà mấy cô thì quạo everytime. Từ lúc đông khách cho tới lúc vắng khách. Lúc nào cũng bảo nhanh cái chân lên, lẹ lên nào, leo lên xe mà nôn dấp té luôn ấy :<<
Lên xe té lần rồi đến khi xuống xe thì té lần nữa. Chưa kịp xuống xe mà chú đóng cửa cái rẹc. Chạy ào ào liền. Có đứa đang xuống thì kẹt tay kẹt chân, có đứa thì còn trên xe ngậm ngùi. Phải chờ tới trạm tiếp theo xong cuốc bộ vòng ngược lại trạm ban nãy, trễ giờ học mẹ luôn.
9. Mùi khó chịu
Gặp những người có mùi lạ là chuyện không thể tránh khi đi xe buýt. Những lúc xe chen chúc đầy người, xe đóng kín bật máy lạnh nhưng lại có một số người có mùi lạ thì bạn sẽ biết thế nào là “khó chịu, đau khổ”. Chưa kể đứa ấy còn đứng cạnh mình :<<
10. Đợi và chạy theo xe buýt
Có những lúc đang đang say sưa cùng lũ bạn thì hoàng hồn sợ hãi vì nhớ ra phải đón xe buýt về. Thế là phải chạy rơi cả dép ra bến xe buýt để kịp tuyến cuối về lại KTX. Đến nơi thì hoặc là nhìn thấy đuôi xe mà ba chân bốn cẳng chạy theo, hoặc là ngồi vừa thở vừa đợi dài cả cổ vì xe vẫn chưa tới