Người dân Sài Gòn chắc hẳn đã quá quen thuộc với hình ảnh ngập đường, ngập phòng trọ, kẹt xe mỗi sau một cơn mưa lớn đi qua. Còn với riêng sinh viên KTX ĐHQG thì chịu cảnh lội bơi trong nước từ cổng KTX cho tới các hầm gửi xe và còn men theo chân đường vào các tòa. Mọi người hãy cùng nhìn lại những trận mưa lớn đã để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp.
1. Trận mưa lịch sử năm 2016
Chiều 26-9, trận mưa lịch sử tại KTX khu B, mưa xối xả khiến hệ thống thoát nước không thoát kịp. Dẫn đến khu vực cổng ký túc xá đến các tòa nhà ngập nặng. Nước mưa tràn xuống các tầng hầm giữ xe. Chỉ sau vài chục phút, các hầm giữ xe Ba3, Ba4 đã ngập sâu.
KTX khu A mở rộng thiệt hại khoảng 4 tỉ đồng: toàn bộ các máy móc, thiết bị điều hành của tòa nhà đều bị hư hỏng, lượng nước vào nhanh đến nỗi 4 máy bơm trang bị trong hầm không bơm kịp.
Hàng ngàn xe máy chìm trong biển nước
Hàng ngàn xe máy của sinh viên được một dịp ngâm mình trong nước khá lâu nên nhiễm cảm. Một số bộ máy bên trong thì phải thiệt mạng. KTX ĐHQG đã đưa ra giải pháp hỗ trợ 60.000 đồng mỗi xe (tương đương một bình nhớt). Miễn phí tiền giữ xe trong tháng 10 (50.000 đồng) và hỗ trợ tiền công sửa xe cho sinh viên.
Nhưng có lẽ so với số tiền “bèo bọt” mà ban quản lý KTX đưa ra. Thì số tiền mà các sinh viên phải bỏ ra còn nhiều hơn thế. Có trường hợp sinh viên sở hữu chiếc xe tới 200 triệu đồng. Phải bỏ ra 20 triệu để sửa xe, nhiều trường hợp khác thì phải thuê xe ba gác chở xe đi sửa đã mất 300-400 ngàn. Chưa tính tới tiền sửa xe bay mất cả tháng tiền sinh hoạt. Nhiều sinh viên ngậm ngùi ăn mì gói cả tháng vì ngại xin tiền sửa xe từ bố mẹ. Một số khác thì thẳng thắn gửi những bức xúc lên ban quản lý KTX để đòi hỏi những mức đền bù thỏa đáng hơn nhưng cái kết thì vẫn bị ngó lơ.
Sinh viên giúp nhau lúc khó khăn
Ngoài ra, để giảm bớt gánh nặng chi phí, nhiều sinh viên tự sửa xe giúp nhau. Nhưng giải pháp này chỉ áp dụng cho các xe hư không quá nặng. Ban quản lý KTX cũng đã phối hợp các cửa hàng sửa xe máy trong khu vực đến giúp sửa chữa cho sinh viên với mức giá hợp lý. Nhưng hầu hết đều qua loa, tạm bợ.
Bên cạnh đó mưa lớn còn làm ngập các hầm dẫn đến tình trạng chập. Cháy điện khiến một số toà mất điện, nước trong nhiều tuần liền. Hơn 2000 sinh viên được chuyển sang 3 tòa nhà khác ở tạm. Các xe máy của sinh viên cũng được bố trí để ở tầng hầm khác.
2. Mưa trước bão số 14, năm 2017
Chiều tối ngày 18-11, do ảnh hưởng của cơn bão số 14 đang di chuyển với tốc độ 20-25 km/giờ, chủ yếu theo hướng Tây, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 12. Vùng gió mạnh do bão trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 200 km về phía Bắc, 150 km về phía Nam tính từ vùng tâm bão có thể đi qua, đã gây mưa lớn trên diện rộng tại TP.HCM, gây sập trần nhà của một số tòa, vỡ kính, mất điện và cuốn bay tài sản của sinh viên tại ký túc xá ĐHQG TP.HCM.
Xem thêm ~>Trải nghiệm ăn lẩu bò ở Làng đại học
Cây cối trên đường, các lồng cửa sổ trên tầng cao ngã xuống đường, gây ùn tắc.
Sức công phá của trận mưa lịch sử
Nhiều sinh viên hốt hoảng, bỏ chạy, một vài người đã bị ngã, xây sát, chấn thương nhẹ do nhiều mảnh kính vỡ vụn. Sau cơn mưa lớn trước khi cơn bão số 14 đổ bộ, sinh viên và ban quản lý kí túc xá phải gánh chịu những thiệt hại và mất mát lớn về tài sản.
Ngoài ra, hằng năm, mỗi cơn mưa to đi qua đều để lại muôn vàn vũng nước cho KTX. Chỉ cần tầm 30’ mưa xối xả thì mọi nẻo đường từ cổng KTX vào. Các tòa sẽ thấm đẫm nước, chết máy, nước vô bugi, nước ngập nửa bánh xe… Sẽ là những hình ảnh dễ dàng bắt gặp được khi đứng khô ráo từ tầng 12 của KTX nhìn xuống.
Mưa tối ngày 23-10-2020
Lốc xoáy ngày 22-4-2017
Mưa ngập cổng chính KTX thường thấy sau khi những cơn mưa đi qua.