Những nỗi khổ không ai hiểu rõ bằng sinh viên?

Ngôi trường Đại học mở ra với bao mơ ước, khát vọng cho các bạn sinh viên. Nhưng đằng sau ấy có những nỗi khổ tâm mà chỉ các bạn sinh viên với hiểu được. 

Cùng Langf điểm qua những nỗi khổ không ai hiểu rõ bằng sinh viên các bạn nhớ!

1. Cảm giác cô đơn – nhớ nhà

Bước chân vào ngưỡng cửa đại học cũng là bước ra 1 mảng của đường đời. Cảm giác xa gia đình, bạn bè, những thứ đã gắn bó suốt 18 năm qua thật không dễ diễn tả bằng lời. Dù là sinh viên năm mấy hay người xa quê tin chắc đều đã trãi qua những cung bậc cảm xúc này.

nỗi khổ sinh viên nhớ nhàNỗi khổ sinh viên nhớ quê nhà

Dù quen được những người bạn mới có thân và có vui đến mấy. Nhưng đó cũng chỉ là những giây phút thoáng qua. Trước mặt bạn bè vẫn cười nói bình thường. Nhưng ít ai biết rằng sau đó là 1 một nỗi buồn thầm kín.

nỗi khổ sinh viên nhớ nhà, nhớ bạnNỗi khổ nhớ người thân, bạn bè

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sinh viên xem điều này như là động lực để cố gắng chinh phục con đường tương lai phía trước.

nỗi khổ sinh viên hãy không ngừng cố gắngHãy không ngừng cố gắng 

2. Mặc cảm vì hết tiền

Không phải sinh viên nào gia đình cũng có điều kiện. Thế nên khi lên thành phố học đối diện với nhiều bạn gia đình khá giả đã làm không ít bạn rời vào cảm giác mặc cảm và tự ti. Với bao nhiêu khoản phí phải chi hàng tháng. Bao gồm tiền nhà, điện nước, ăn uống đi lại, tài liệu học tập….Cả một đòn gánh nặng trĩu đè lên đôi vai nhỏ bé của những bạn sinh viên vừa mới rời xa vòng tay ba mẹ.

Xem thêm  5 quán cơm tấm random tại Làng Đại học

nỗi khổ sinh viên hết tiềnVí tiền khi hết tháng là thế!

Thực tế cũng có không ít bạn đã vượt qua niềm mặc cảm này. Các bạn đã vừa đi học vừa đi làm thêm. Hơn thế có nhiều bạn hằng tháng còn gửi tiền về cho gia đình.

nỗi khổ sinh viên phải đi làm thêmSinh viên làm phục vụ tại các nhà hàng

 

Nhìn theo một góc độ khác, có mặc cảm hay tự ti hay không là do chính quyết định của mỗi người. Nếu bạn biết mình đang ở đâu và không ngừng cố gắng đề cân bằng về vấn đề tài chính. Thì đây sẽ là 1 bài toán khá đơn giản. Tin tưởng vào chính mình nhé!

Nếu bạn có nhu cầu làm việc trong lĩnh vực Nông nghiệp và Nông nghiệp Công nghệ cao, mình có 2 đơn vị về Nông nghiệp muốn giới thiệu đến cho mọi người. Cụ thể:

– Gofarm – Bỏ quê lên phố: Xem TẠI ĐÂY

– Mimosatek – Nông nghiệp chính xác, vụ mùa bội thu: Xem TẠI ĐÂY

Đây là hai doanh nghiệp khởi nghiệp vô cùng thành công trong lĩnh vực nông nghiệp hiện đại. Đặc biệt, Gofarm đã xây dựng một cộng đồng hỗ trợ và tìm kiếm các bạn sinh viên có đam mê với nông nghiệp.

Hy vọng với các thông tin mà Langf.vn cung cấp có thể hỗ trợ phần nào cho các bạn đang có nhu cầu việc làm và đam mê về mảng Nông nghiệp.

3. Nỗi khổ khi trường có nhiều cơ sở

Đây là nỗi khổ “than trời trời không thấu, than đất đất không nghe” của nhiều sinh viên khi học ở trường có nhiều cơ sở. Một cơ sở cũng vất vả để đi lại nên nhiều trường có đến 2, 3 hay thậm chí 5 cơ sở thì việc ngày học nơi này mai học nơi khác càng thêm vất vả. Chưa kể chi phí đi lại một ngày cũng dao động tới vài chục ngàn. Và việc thuê nhà trọ cũng là 1 vấn đề. Muốn ở gần trường không phải là chuyện dễ dàng nữa.

Xem thêm  5 tips giảm cân hiệu quả dành cho sinh viên

Một bạn chia sẽ không bao giờ ngờ được rằng, sáng học cơ sở phụ chiều lại chạy sang cơ sở chính. Mà việc đi lại như vậy chẳng những mất thời gian mà còn tốn công sức. Vất vả hơn là các cơ sở cách nhau không chỉ 1km mà là 10 – 20km thậm chí trên 20km.

nỗi khổ sinh viên cơ sở A đại học Kinh TếCơ sở A của đại học Kinh tế ở quận 3

nỗi khổ sinh viên cơ sở 2Cơ sở B của đại học Kinh tế ở quận 10

4. Những luật bất thành văn

Ngoài nội quy của trường, mỗi giảng viên lại có những quy định riêng, tạo nên bản sắc riêng của mỗi trường, mỗi thầy cô.

Theo như lời kể của một sinh viên. Chấm điểm ở đại học là một quá trình bí ẩn. Bạn và đứa bạn làm bài y chang nhau. Tuy nhiên, bạn của bạn được 10 trong khi bạn chỉ được 9 thậm chí rớt môn. Có lúc không thuộc bài tưởng dưới trung bình nhưng khi có điểm lại cao ngất ngưởng. Ngược lại, có lúc làm bài được thì chỉ được 5 điểm. Bài thi không được trả lại nên mình cũng chẳng biết kiện cáo như thế nào, nếu được thì đi phúc khảo mà có khi phúc khảo điểm lại còn thấp hơn.

Nhiều bạn còn nói rằng, giảng viên luôn bảo rằng sinh viên có quyền phát biểu ý kiến nhưng đến khi phát biểu lại bị cho là không đúng không và bị cảnh cáo có khi bị đuổi ra khỏi lớp,… và nhiều chuyện không hiểu nổi khác.

Xem thêm  Sinh viên Nhân văn có gì vui?

nỗi sợ sinh viên với nhưng luật bất thành vănThực trạng sinh viên phát biểu ý kiến

5. Đăng ký học phần – nỗi ám ảnh muôn thuở

Thường với sinh viên năm nhất sẽ được trường đăng ký học phần cho học kỳ đầu. Quá đỗi là thuận lợi rồi phải không ạ? Nhưng sang học kỳ 2 là 1 trang mới. Mọi thứ không còn dễ dàng như vậy nữa. Nào là phải canh mail của Phòng đào tạo về thời gian đăng ký. Phải chuẩn bị máy, mạng và xếp sẵng cho mình 1 thời khóa biểu trước khi đến giờ định mệnh.

nỗi khổ sinh viên đăng ký học phầnThức đến gần 4h sáng nhưng vẫn chưa đăng ký được

Nhưng trường thường hay thích thử thách sinh viên có thức được đến sáng hay không. 12h khuya cổng đăng ký mở thì 11h59 phút mạng đã load load và load. Đó là kết quả khi hàng ngàn sinh viên cùng truy cập vào. Mỗi giây phút trôi qua là những nỗi sợ bao trùm. Bao nhiêu câu hỏi: Giáo viên này hết slot thì phải làm sao? Có khi nào không được học chung với lớp? Chẳng lẽ năm sau phải học lại một mình?… Ôi! Đành chấp nhận thức để chờ vậy?

#Ảnh: sưu tầm

#sinhvienplus

#Langf

Để lại bình luận
(Ghé thăm 21.493 lượt, 1 lượt trong hôm nay)
[efb_likebox fanpage_url="https://www.facebook.com/langfvn" locale="bn_IN" responsive="1" show_faces="1" show_stream="0" hide_cover="0" small_header="0" hide_cta="0"]